About Us

This is just a CMS Block with some custom text.

 

Remember, you can customize every single blog page with any modules (sliders, banners, photo galleries, etc.). The blog fully supports custom layouts for any blog page.

 

And since Journal version 2.3 you can create custom popup modules and open them from any button or link. Like this one.

Kế hoạch 7 ngày "huấn luyện" bé có giấc ngủ đêm thật sâu

Posted by Super 25/06/2017 0 Comment(s) Mẹ nên biết,

Những em bé mới chào đời luôn là niềm hạnh phúc lớn lao của những bậc làm cha làm mẹ. Chính vì vậy mà bên cạnh việc chăm con, lo cho con về chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt nhất, đảm bảo đủ nguồn sữa tươi mát cho con thì việc canh chừng từng giấc ngủ của con cũng là những công việc thường ngày mà các mẹ luôn theo dõi sát nhất. Việc con quấy khóc vì mất ngủ luôn là mối bận tâm lớn nhất của người mẹ nên chắc chắn rằng những kiến thức và thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ để tạo cho con một giấc ngủ ngon-dài hơn.

Với ‘kế hoạch’ 7 ngày dưới đây, cha mẹ sẽ nhanh chóng ‘huấn luyện’ bé có giấc ngủ đêm thật sâu và đẫy giấc.

 

Ngày thứ nhất: Bắt đầu những thói quen thông thường

Nhiều trẻ có thói quen sinh hoạt xáo trộn giữa ngày và đêm – các bé thường ngủ một giấc dài vào buổi chiều sau đó lại muốn chơi đùa vào ban đêm. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé thay đổi.

Buổi sáng, mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm vào cùng một thời gian mỗi ngày để bé dần hình thành thói quen. Lưu ý, nên đặt bé nằm ngủ gần cửa sổ không che quá kín. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp trẻ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi bé ngủ trưa, mẹ cũng không nên đóng hay kéo rèm che cửa sổ. Sở dĩ, điều này có thể giúp bé thay đổi thói quen ngủ là do nếu bé thức dậy sau giấc ngủ trưa và thấy ánh sáng, bé sẽ hiểu rằng đã đến lúc thức dậy, nhưng nếu bé thức dậy và thấy cảnh vật xung quanh trong bóng tối, bé sẽ ngủ tiếp.

Ban đêm, mẹ cần cho bé ngủ theo một trình tự nhất định. Các bà mẹ nên chọn cho bé một thói quen đi ngủ đặc biệt. Chẳng hạn, mẹ có thể mặc cho bé bộ pyjama và đặt bé vào nôi sau khi đã tắt hết đèn. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn nên đọc cho bé nghe một câu chuyện hoặc hát ru để giúp các giác quan của bé hoạt động chậm lại.

 

Ngày thứ 2: Cùng bé tạo thói quen

Sang ngày thứ 2, mẹ cần tiếp tục lặp lại chính xác những gì đã tập cho bé trong ngày đầu tiên. Nếu bé vẫn đòi bú sữa đêm, hãy tiếp tục cho bé bú nhưng giảm thiểu ánh sáng xung quanh bé. Điều quan trọng là mẹ cần tránh các hành động có thể gây sự chú ý của bé nếu không bé có thể muốn chơi đùa với mẹ. Cùng với đó, vào ban ngày, mẹ nên cho bé bú sữa kết hợp với việc chơi đùa cùng bé như: cù chân hoặc hát những bài hát vui nhộn… làm như vậy, bé dần sẽ phân biệt được ngày – đêm.

Ngoài ra, mẹ cần tiếp tục chú ý tới những thứ có thể dỗ dành bé vào ban đêm. Đối với một số bé, việc tắm có thể giúp bé cảm thấy thư giãn, thả lỏng cơ thể trong khi một số bé khác lại cảm thấy hăng hái, hoạt bát và tỉnh táo hơn.

Các mẹ cũng có thể sử dụng thêm “âm thanh trắng”. Âm thanh đều đều của chiếc quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ, hoặc âm thanh của chiếc radio lặp đi lặp lại rất hữu ích với nhiều bé. Một điểm cộng của “âm thanh trắng” là mẹ có thể dừng nó một cách dễ dàng mà không làm bé giật mình.

 

Ngày thứ 3: Bé bắt đầu khóc

Ở ngày thứ 3 này, mẹ cần phải cứng rắn hơn! Hãy đặt bé vào nôi khi bé vẫn đang thức. Đây là điều đơn giản nhất mẹ có thể làm. Nếu bé ngủ quên khi đang bú sữa mẹ, nên đánh thức bé dậy một cách nhẹ nhàng rồi đặt bé vào nôi. Chắc chắn bé sẽ quấy khóc dù ít hay nhiều.

Các mẹ đương nhiên sẽ cảm thấy xót xa khi bé khóc nhưng hãy nhớ tới mục đích cuối cùng là giúp bé ngủ đẫy giấc và điều độ. Mẹ cũng không cần lo lắng việc bỏ mặc bé khóc sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của bé.

Thực tế, bé càng nhỏ, thì quá trình tập luyện cho bé càng đơn giản. Các bé từ 5 – 6 tháng tuổi trở lên sẽ cảm thấy khó thích nghi với việc bị thay đổi thói quen. Ngược lại, bé 3 tháng tuổi sẽ chỉ biết tới những thói quen mà mẹ đã hình thành cho bé. Đối với các bé mới sinh, cha mẹ thường cảm thấy các bé khóc lâu hơn thực tế; tuy nhiên, các bé dưới 5 tháng tuổi thường chỉ khóc trong vòng 15 đến 20 phút.

Nếu bé “đấu tranh” quá dữ dội, mẹ hãy kiểm tra bé mỗi 5 phút trong đêm đầu tiên và giúp bé an tâm rằng mẹ luôn bên cạnh bé. Tuy vậy, mẹ cần lưu ý không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không đưa cho bé vú ngậm hay bình sữa khi bạn thăm bé… Nếu bé ngủ lại được nhờ một trong những thứ trên, vào những đêm sau, khi tỉnh giấc, bé sẽ lại khóc đòi những thứ đó.

 

Ngày thứ 4: Quan trọng là sự cứng rắn

Đêm qua quả là một đêm dài phải không nào? Đêm nay, có lẽ mọi việc sẽ khả quan hơn đấy. Trước tiên, bé yêu sẽ có thể ghi nhớ một chút rằng việc quấy khóc sẽ không mang lại kết quả. Nếu bé tiếp tục “đấu tranh”, hãy kéo giãn khoảng thời gian giữa những lần kiểm tra bé, ví dụ như 10 phút mới kiểm tra một lần. Cho dù điều gì xảy ra đi nữa, đừng nhân nhượng! Nếu mẹ không kiên định, bé sẽ nhận ra và càng quấy khóc gấp đôi so với đêm thứ 3 để gây sự chú ý.

 

Ngày thứ 5: Bé bắt đầu quen dần với thói quen mới

Hầu hết các bé làm quen được với ‘chương trình’ này sau từ 3 – 5 ngày, vì thế, đêm nay có thể là đêm may mắn của mẹ. Nếu bé yêu vẫn tiếp tục quấy khóc ban đêm, mẹ cần tiếp tục kéo dài các lần thăm bé lên 15 phút/ lần.

Một vấn đề khác khi tập thói quen ngủ mới cho bé chính là việc cho bé bú đêm. Khi các bé được 3 hoặc 4 tháng tuổi, đa số các bé không cần bú đêm nữa. Đương nhiên mẹ không thể ngừng đột ngột việc cho bé bú đêm, nhưng cần cho bé bú nhanh và im lặng nhất có thể. Hãy bế bé nhưng đừng hát ru bé, tắt đèn ngay cả khi thay , đặt bé trở lại nôi sau khi bé bú xong thật nhanh. Đừng nhầm tưởng rằng các bé lớn hơn thức dậy vào ban đêm là do bé bị đói. Các bé có cân nặng hơn 5kg ít có nhu cầu bú đêm hơn. Các bé lớn hơn nữa thức đêm đôi khi là do các bé bú quá no do bú nhiều làm cho bé đi tiểu nhiều hơn, tã bị ướt là nguyên nhân khiến bé thức giấc.

 

Ngày thứ 6: Bé ngủ yên suốt đêm

Điều này nghe thật tuyệt vời phải không? Nhưng có khi nào ngay cả khi bé ngủ yên, mẹ vẫn thức dậy và kiểm tra bé không? Hãy thư giãn! Mẹ nên mặc cho bé bộ đồ ấm áp để không cần lo lắng bé bị lạnh nếu bé gạt chăn ra. Mẹ cũng nên hạn chế các âm thanh không cần thiết để có thể nghe thấy bé rõ hơn nếu bé bị khó chịu. Các mẹ đã gần đi đến đích rồi, nhưng đừng phá hỏng những gì mình đã làm được khi vào thăm bé quá vội vàng. Hãy để bé tự tìm ra cách thích nghi, còn mẹ đã đến lúc thư giãn và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon lành tới sáng hôm sau.

 

Ngày thứ 7: Mẹ cũng ngủ yên suốt đêm giống bé yêu

Nên tự thưởng cho bản thân một chút matxa nhẹ nhàng ở vùng lưng! Các mẹ đã không chỉ tìm lại được giấc ngủ quý báu ban đêm mà còn mang tới cho bé yêu của bạn một món quà tuyệt vời: thói quen ngủ khoa học cũng quan trọng như vấn đề an toàn thực phẩm đối với sự phát triển của các bé. Đương nhiên, sự phát triển của bé sẽ gặp những khó khăn như đau ốm, có thêm em trai hoặc em gái, hay môi trường sống thay đổi. Ngay cả các bé ngủ tốt cũng vẫn gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, các bé sẽ có thể đối mặt với những vấn đề mới dễ dàng hơn vì bé đã biết cách tập luyện rồi.

Nguồn: mecuti.vn

Leave a Comment

Về đầu trang